Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Bệnh thận yếu nguyên nhân chính gây ra yếu sinh lý và nỗi sợ hãi tiềm ẩn

Bệnh thận yếu chính là nguyên nhân gây ra yếu sinh lý và nỗi sợ hãi tiềm ẩn trong tâm trí mỗi người.

Mỗi khi nhìn thấy một anh chàng trông nhút nhát, hiền hiền ... hoặc một người nhìn ốm yếu, thì mọi người lại xì xào "A, B đó bị thận yếu ..." Vậy Bệnh thận yếu là như thế nào? và ảnh hưởng tới những gì trong cơ thể bạn. 

Ở đây mình sẽ không bàn một cách hàn lâm như sách Y Học, mà sẽ bàn một cách trực quan giúp cho bạn cảm thấy dễ hiệu nhất.

1. Bệnh Thận Yếu là gì?


Như bạn đã biết, Thận là 1 trong cơ quan nội tạng quan trọng của con người. Thận được gọi là "Tạng" (thể đặc) (Cơ thể con người gồm 5 tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận). 

Cấu tạo cơ thể con người là một bộ máy cực kỳ hoàn chỉnh, tương ứng với ngũ hành tương sinh tương khắc đã được hệ thống, thì tạng Thận tương ứng với hành Thủy - Phủ tương ứng với tạng Thận là Bàng Quang. 

Kim sinh Thủy và Thổ khắc Thủy, như vậy tạng hỗ trợ cho tạng Thận chính là tạng Phế (hành Kim); và tạng khắc của Thận chính là tạng Tỳ (hành Thổ)



Theo Đông Y lý giải, thì như vậy nếu như Phế của bạn khỏe, sẽ hỗ trợ cho Thận của bạn khỏe. Ngược lại Phế của bạn kém, thì Thận của bạn cũng sẽ kém theo. (Do đó, mấy bác mà nghiện thuốc lá, và làm việc trong môi trường độc hại thì không có chuyện Thận khỏe đâu ạ! nên các bác biết điều này thì đừng hỏi vì sao nghiện thuốc lá thì tinh trùng lại yếu. Đi khám Vô sinh hiếm muộn, người ta cứ bắt bỏ thuốc lá là vì thế)

Về tính khắc của Tạng Tỳ thì lý giải như sau. Nếu như Tỳ và Thận của bạn không tương xứng với nhau, thì Thận của bạn sẽ bị kém đi.

Bạn hãy kiên nhẫn, một chút ít kiến thức này sẽ cho bạn lý giải sâu sa về Bệnh Thận Yếu

Thận có chức năng gì?


Ngắn gọn, dễ hiểu: Thận là bộ máy thanh lọc nước trong cơ thể. Mà cơ thể con người 70% là nước (Vậy bạn đã thấy Thận quan trọng như nào chưa?). Nước ở đây bao gồm 2 thứ: Thứ Nhất chính là MÁU của bạn.Thứ Hai là lọc và thải nước qua bàng quang - chính là nước tiểu. Ngoài ra Thận còn có chức năng tái hấp thụ các chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, Thận có chức năng điều hòa hormon sinh dục Nam (androgen).

Theo Đông Y thì "Thận tàng tinh, thận tàng tài", "Thận sinh tinh, tinh sinh khí, khí sinh ý". Chính là những người mà khí độ phi thường, hơn người, chính là đang sở hữu thận khỏe. Còn khi "Khí" mà yếu, thì trông người đó rụt rè, hay run sợ. Hoặc luôn có nỗi sợ hãi tiềm ẩn trong cơ thể.

Như vậy, khi "bộ lọc" bị hỏng và suy giảm chức năng thì đương nhiên toàn bộ cơ thể bạn bị ảnh hưởng. 


Nguyên nhân bệnh thận yếu là gì? 3 nguyên nhân chính


1. Do Phổi: Như đã nói ở trên, tạng Phổi (hành kim) tương sinh tạng Thận (hành Thủy), như vậy với những người có vấn đề về Phổi thì đều dẫn đến Thận yếu. Như nghiện thuốc lá, thiếu khí, thiếu oxy lên não, sống trong môi trường văn phòng, công sở, ít vận động, mắc các bệnh về phổi, phổi đưa kim loại nặng vào cơ thể ... 

2. Gầy yếu, hoặc Béo Phì: Ở một bài khác, mình sẽ phân tích việc gầy hoặc béo có nguyên nhân rất lớn do Tỳ gây ra, và Tỳ (hành Thổ) tương khắc Thận (hành Thủy)

3. Bệnh Tiểu đường: Khi đã bị tiểu đường, thì Thận chắc chắn sẽ kém, và đáng báo động hơn bao giờ hết.

Triệu chứng thận yếu ở Nam giới  

Triệu chứng thận yếu ở Nam giới có mấy đặc điểm nổi bật như sau. Tuy nhiên bác nào mà hút thuốc lá, thì xác định luôn đi nhé.
  • Triệu chứng rùng mình, chân tay lạnh, ghê lạnh (đặc biệt khi trời vào Đông). Đau lưng, mỏi gối, cơ thể mệt mỏi, cảm giác thiếu sức sống
  • Sinh lý kém. Thận sinh tinh khí. Thận âm và Thận dương trong cơ thể tương trợ và chế ngự lẫn nhau nhằm duy trì sự cân bằng sinh lý cho cơ thể. Một khi sự cân bằng này bị phá vỡ, hoặc thận có vấn đề thì sẽ sinh ra hiện tượng như xuất binh sớm, mộng tinh, liệt dương, tinh trùng kém ...
  • Thận yếu sẽ gây ra mất cân bằng hormon sinh dục Nam Androgen, nên về cơ bản sẽ gây ra giảm ham muốn
  • Hen suyễn, khó thở, mệt mỏi kéo dài: Thận có chức năng nạp khí, khi thận bị hư, thận yếu sẽ không thể nạp đủ khí từ đó xuất hiện các triệu chứng như khó thở, thởi khò khè nhiều trường hợp nguy hiểm còn xuất hiện triệu chứng hen suyễn, ra mồ hôi lạnh.
  • Tiểu nhiều về đêm, đái dắt, đái buốt, nước tiểu đổi màu

Triệu chứng thận yếu ở nữ giới


Về cơ bản các triệu chứng Thận yếu ở nữ giới tương tự Nam giới (Trừ các vấn đề về sinh dục Nam và tinh trùng :D). Ngoài ra ở phụ nữ, do yếu tố máu huyết ảnh hưởng rất nặng tới Tuyến Yên, Buồng Trứng ... nên Thận yếu gây ra rối loạn chức năng sinh dục, ảnh hưởng tới sự phát triển của buồng trứng, gây ra tình trạng Vô sinh, hiếm muộn ở nữ. Ngoài ra, Thận yếu ở phụ nữ còn gây ra một số dấu hiệu bên ngoài như: Bọng Mắt, Da khô sạm (lọc nước kém mà), Rụng tóc ...



Chữa bệnh thận yếu như thế nào?

Các bạn đã hiểu nguyên nhân gây ra Bệnh thận yếu, vậy mình tiếp tục phân tích về các phương pháp điều trị Bệnh thận yếu hiện nay.
  • Nếu bạn bị tiểu đường => Chữa tiểu đường
  • Nếu bạn bị đi tiểu đêm => chữa bệnh đi tiểu đêm (Viên uống tiểu đêm Dạ Minh Châu, công hiệu vô cùng, một log 5 hộp là hết bệnh) 
  • Nếu bạn bị hen suyễn => bạn đi chữa bác sĩ về đường hô hấp
  • Nếu bạn bị giảm ham muốn => dùng các loại làm tăng ham muốn
  • Nếu bạn bị ... => Thì chữa ....

Cách chữa như trên có phải là hiệu quả không?

Nếu bạn đã đọc từ đầu bài viết này, thì có lẽ bạn cũng lờ mờ hiểu ra. Chữa Bệnh Thận Yếu, không hề đơn giản là chữa cái triệu chứng trước mắt. Ngay cả phương pháp chữa bằng một bài thuốc công hiệu đánh thẳng vào thận, thì cũng chưa thể giải quyết triệt để được vấn đề. Bởi vì còn sự ảnh hưởng của tạng Phổi, và tạng Tỳ. Bênh tại Thận của bạn nếu như có chữa trị ổn thỏa, mà chưa giải quyết vấn đề ở Phổi và Tỳ, thì không sớm thì muộn, nó sẽ quay trở lại với bạn.

Nhất là trong trường hợp bạn bị u - nang - sỏi ... thì bác sĩ sẽ xử lý cho bạn uông thuốc, hoặc nặng hơn sẽ xử lý cắt, mổ, xẻ ... rồi trả bạn về nhà với ngổn ngang các vấn đề.

Vậy đâu là giải pháp toàn diện nhằm chữa Bệnh thận yếu?


Bạn nên đi khám, đương nhiên rồi, cần biết rõ nguyên nhân bệnh của mình. Hãy tự mình biết mình, tự mình cứu mình, trước khi đưa cơ thể mình cho người khác phán xét. 

Một gợi ý là bạn nên dùng thêm các dòng thượng phẩm như Nấm Linh Chi và Đông Trùng Hạ Thảo để dưỡng thận. Bởi Nấm Linh Chi có tác dụng trên diện rộng các vấn đề của cơ thể, còn Đông Trùng Hạ Thảo sẽ đánh thẳng vào Bệnh thận yếu.

Nếu thực sự cần giúp đỡ, bạn có thể vui lòng để lại comment số điện thoại, hoặc email tới địa chỉ Shopsongkhoevn@gmail.com để được chia sẻ thông tin về tình trạng của mình. Chúng tôi cam kết sẽ lắng nghe, giữ bí mật, và chia sẻ thông tin hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị Bệnh Thận Yếu.

Chúc bạn luôn sáng suốt!

(Shopsongkhoe.vn)
Bài viết này thuộc bản quyền của Blogger Vân Nguyễn và Shopsongkhoe.vn vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi sao chép!

Sau đây là một số thông tin về Nấm Linh Chi và Đông Trùng Hạ Thảo, bạn có thể tham khảo:

  • Công dụng của Nấm Linh Chi
  • 8 công dụng hàng đầu của Đông Trùng Hạ Thảo
  • Khô hạn ở phụ nữ trẻ - vì sao nên nỗi?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét